Xin chào mọi người. hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về chủ đề xoay quanh câu chuyện an toàn trên internet. Có phải bạn là một người khách truy cập, bạn đang phân vân liệu khi mình truy cập vào trang web này mình có được đảm bảo an toàn? Liệu thông tin của mình có bị mất? Với vai trò là một người kinh doanh, bạn tìm cách để gia tăng lòng tin khách hàng? Làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng web của doanh nghiệp bạn? Bạn nghĩ làm gì để bảo mật thông tin của khách hàng cũng như thông tin bảo mật nội bộ của bạn? Vậy thì với những thông tin như: TLS/SSL là gì? Tầm quan trọng của website an toàn trong kinh doanh?. Câu trả lời của bạn sẽ có ngay dưới đây thôi…
Để biết được câu trả lời đó thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu…
TLS/SSL là gì?
SSL là viết tắt của cụm từ Secure Sockets Layer (Lớp cổng bảo mật). Đây là một loại công nghệ dùng đảm bảo an toàn khi kết nối internet và để bảo mật thông tin giữa hai hệ thống. Hệ thống này có thể là máy chủ và máy khách ( trang web bán hàng và trình duyệt) hoặc giữa hai máy chủ (truyền những thông tin nội bộ như mức lương, bảng kế hoạch, thông tin cá nhân của nhân viên…) . Nó giúp phòng ngừa những tội phạm đọc và sửa thông tin của bạn trong quá trình truyền dữ liệu. Ngày nay nó không được sử dụng nhiều và thay vào đó là giao thức TLS
Nó hoạt động bằng cách đảm bảo cho hai máy chủ hoặc máy khách với máy chủ trong quá trình chuyển giao dữ liệu không bị rò rỉ thông tin ra ngoài. Trong quá trình gửi qua lại giữa các kết nối, bằng cách sử dụng các thuật toán để xáo trộn dữ liệu trong lúc truyền gửi sẽ giúp ngăn chặn những tin tặc đọc nội dung thông tin.
TLS viết tắc của Transport Layer Security: là nâng cấp của SSL, được sử dụng gần như hầu hết hiện nay. Nó cũng là loại giao thức mã hóa dùng để bảo mật thông tin qua các mạng máy tính. Nó được ứng dụng phổ biến khi bảo mật các trang web, email, tin nhắn tức thời
Nguyên tắc hoạt động của TLS: giao thức này hoạt động dựa trên tính toàn vẹn, bảo mật, nhận dạng và xác thực bằng chứng chỉ kỹ thuật số của các máy tính khi kêt nối.
Tính xác thực: Để đảm bảo được tính xác thực, giao thức này sử dụng hai khóa key_public (khóa chung) và key_private (khóa riêng). Với key public_ khóa dùng chung được mọi người biết đến. khóa riêng chỉ được biết bởi người nhận dữ liệu. Máy khách sử dụng khóa public của máy chủ để mã hóa dữ liệu được dùng để tạo ra khóa riêng nhằm mục đích xác thực máy chủ. Máy chủ chỉ có thể tạo khóa riêng nếu nó có thể giải mã dữ liệu đó bằng khóa riêng đúng.
Tính toàn vẹn: Nó có thể cho ta biết rằng thông tin có bị sửa đồi hay chưa, thông qua cách gửi các mã xác thực.
Tính bảo mật ( hay tính riêng tư): Chúng dùng các kĩ thuật đối xứng hoặc bất đối xứng để mã hóa dữ liệu. Thông qua cách mã hóa này, các khóa được tạo ra chỉ duy nhất cho một lần kết nối dựa trên giao thức TLS HP (Giao thức bắt tay TLS) _ Giao thức cho phép xác thực thông tin giữa hai máy khách- chủ. Các thuật toán mã hóa và khóa mật mã được chuyển đổi trước khi quá trình trao đổi dữ liệu diễn ra.
Thứ nhất, Vì các thuật toán và khóa này không sẵn có mà nó chỉ được tạo ra trước khi bắt đầu một phiên giao dịch nên nó đảm bảo an toàn. Thứ hai, nó sẽ phát hiện ra nếu nội dung và các thông tin liên lạc này bị sửa đổi bởi tin tặc vì thế nó được xem là đáng tin cậy
Ngoài ra TLS còa cung cấp thêm các thuộc tính khác như tính bảo mật chuyển tiếp, chữ kí số,…
TLS/SSL hoạt động như thế nào?
Nó sử dụng kết hợp hai kĩ thuật bất đối xứng và đối xứng giúp cho dữ liệu truyền tải an toàn và nhanh chóng.
Với kĩ thuật đối xứng, sẽ có một khóa chung bí mật chỉ duy nhất được người nhận và người gửi biết nhằm giải mã và mã hóa thông tin.
Với mật mã bất đối xứng. Nó sử dụng cặp mã khóa gồm key_public ( khóa chung) và key_private (khóa riêng). Giữa hai khóa này có mối quan hệ mật thiết nhau về mặt toán học. Nó cho phép máy khách sử dụng khóa chung được tạo bởi máy chủ để mã hóa dữ liệu, và nó phải được thông qua sự giải mã bằng mã riêng của máy chủ.
Thông qua kĩ thuật này, TLS dùng trao đổi an toàn và tạo khóa mới được gọi là session key. Session key này dùng để mã hóa dữ liệu của bên truyền dữ liệu và giải mã của bên nhận dữ liệu. Khóa mới này chỉ tồn tại tạm thời trong một thời gian ngắn, sau khi giao dịch kết thúc nó sẽ biến mất.
Khóa chung được xác nhận tính xác thực bởi bên trung gian thứ ba tin cậy hay còn gọi là Cơ quan cấp chứng chỉ (CA)_ một tổ chức phát hành chứng chỉ kỹ thuật số, hoạt động như một trung gian thứ ba nhằm tạo lòng tin với khách hàng, đảm bảo rằng máy chủ đó tồn tại thật và đã được xác thực.
Vì sao phải có SSL/TLS?
Bạn biết, ngày nay người dùng internet luôn có yêu cầu cao về tính riêng tư phải được bảo mật. Đặc biệt nhất là khi trong giai đoạn các tin tặc ngày càng xâm chiếm lớn mạnh. Do đó cần phải có một phương thức như SSL/TLS bảo mật để đảm bảo thông tin của người dùng được an toàn.
Nếu không có các giao thức này, các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập, thông tin chi tiết thẻ thanh toán dễ bị trộm cướp. Cũng như các thông tin khác có thể theo dõi như thói quen tiêu dùng, thói quen sử dụng trình duyệt web, email, trò chuyện, các cuộc họp trực tuyến,… Vì vậy khi bạn sử dụng SSL/TLS, nó đảm bảo thông tin của bạn được mã hóa bằng các thuật toán bảo mật.
Sử dụng SSL/TLS để làm gì?
Có một số nguyên nhân dưới đây mà bạn cần phải dùng giao thức bảo mật này:
Bảo vệ thông tin dữ liệu của bạn. Chức năng quan trọng nhất của nó là bảo vệ quá trình giao tiếp của máy chủ và máy khách. Chống lại các hacker, virus nhằm cướp những thông tin riêng tư của chúng ta.
Khi bạn muốn xác thực để khẳng định danh tính trang web của bạn: Để khách hàng biết họ giao tiếp với đúng người thật, việc thật bằng cách thông qua tính năng chứng nhận xác thực của SSL/TLS. Vì bạn biết đấy, các tin tặc có thể giả mạo máy chủ của bạn để đánh cắp các thông tin quan trọng trong lúc thực hiện truyền gửi dữ liệu.
Khi bạn muốn khách hàng tin tưởng bạn. Nếu bạn đang sở hữu một website kinh doanh thi bạn bắt buột phải dùng đến kĩ thuật bảo đảm an toàn. Khách hàng sẽ không ai muốn những thông tin cá nhân, thông tin liên lạc cũng như tài khoản thanh toán của họ bị mất đi từ tay của bạn. Bất kì lời cam kết an toàn nào của bạn cũng không có tác dụng bằng việc trang web của bạn đã tích hợp các kĩ thuật an toàn TLS.
Khi bạn buộc phải tuân thủ về quy tắc chuẩn ngành. Bạn phải dùng đến một quy tắc an toàn và bảo mật thông tin. Khi website của bạn có thanh toán trực tuyến bạn buộc phải tuân thủ chuẩn yêu cầu của ngành thẻ thanh toán (PCI). Giống như ngành giáo dục, quy tắc chuẩn của nó là vấn đề về đạo đức.
Nếu bạn muốn tối đa công cụ tìm kiếm (SEO) thì nên có SSL/TLS. Tuy rằng trên công cụ tìm kiếm thì người dùng không quan tâm đến tính an toàn thay vào đó là nội dung, nhưng khoản 40% các web có SSL lại nằm trên cùng. Vì vào năm 2014, google đã thay đổi cách xếp hạn. Nó ưu tiên những web có tính an toàn hơn nói cách khác là có tích hợp SSL/TLS, những website có sử dụng TLS được xếp trước các website không có nó. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn xin nhấn mạnh rằng mục đích của SSL hướng tới là an toàn và bảo mật, do đó bạn không nên xem dùng nó với mục đích đẩy mạnh SEO hiệu quả.
Được rồi, với phần trên thì ta đã nhắc đi nhắc lại khá nhiều về tính an toàn cũng bảo mật, vậy thì tiếp theo đây chúng ta cùng tìm hiểu về cụ thể hơn nha.
Tầm quan trọng của website an toàn trong kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp
Được xem như nghĩa vụ đối với khách hàng và đối tác kinh doanh: Khi doanh nghiệp của bạn lấy dữ liệu của khách hàng, bạn có nghĩa vụ phải cố gắng hết sức để giữ dữ liệu đó an toàn và bảo mật.
Mỗi một trang web nó đại diện cho danh tính, thương hiệu của bạn, đạn diện cho mặt tiền cửa hàng ảo của bạn, và thường nó là nơi mà khách hàng tiếp xúc đầu tiên với doanh nghiệp bạn. Vì vậy một khi nó không được an toàn, các mối quan hệ quan trọng có được trong kinh doanh của bạn có thể gặp nguy hiểm.
Các rủi ro bạn gặp trong vấn đề an toàn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như: Trang web của bạn bị lây nhiễm các phần mềm độc hại sau đó lây truyền sang cho khách hàng; hàng loạt thông tin cá nhân của khách hàng bị đánh cắp như tên, số điện thoại, email, địa chỉ, thông tin chi tiết về thể ngân hàng, thể tín dụng; thông tin về các loại giao dịch khác; lưu lượng truy cập; nghiêm trọng hơn là website của bạn bị mất quyền điều khiển và bị đánh sập.
Cho dù bạn vi phạm một vấn đề nhỏ về an toàn, nó cũng có thể gây ra tổn thất lớn đối với bạn. ngay khi bạn vô tình vi phạm bảo mật nhưng không ảnh hưởng đến dữ liệu của khách hàng, thì khi khách hàng phát hiện ra đều đó niềm tin với bạn liệu còn có thể? Một khi đã liên quan đến niềm tin của khách hàng hậu quả bạn nhận lại thật khó lường trước được.
Ngoài những tổn thất trên, khi trang web của bạn ngừng hoạt động bạn có thể bị tăng thêm một lượng tổn thất nữa. bởi tính theo trung bình, mỗi phút hoạt động có giá khoảng vài trăm trên phút, nghĩa là khi thời gian ngừng hoạt động càng nhiều tổn thất càng tăng theo cấp số nhân tỉ lệ với số phút hoạt động.
Vấn đề về rủi ro của khách hàng, các doanh nghiệp đối tác, các website công cộng sẽ luôn tồn tại nếu trang web của bạn không được bảo vệ.Vì nó cho phép xảy ra tình trạng lây lan, phát tán của các phần mềm độc hại, các cuộc tấn công có chủ đích. Đặc biệt khi những tin tặc sẽ cố gắng khai thác nguồn sức mạnh tổng hợp này, tạo nên nhiều tổn thất vô cùng khủng khiếp.
Đối với khách truy cập: Bảo mật là điều không thể thiếu nếu bạn là khách truy cập. Chắn hẳn bạn không muốn thông tin cá nhân quan trọng của bạn bị đánh cắp đúng chứ? Làm gì để thông tin của bạn an toàn hơn trên web mà bạn truy cập? hãy tham khảo, thực hiện các cách dưới đây:
- Sử dụng tên người dùng và mật khẩu mạnh: bạn nên đặt mật khẩu có 8 kí tự bao gồm các kí tự viết thường, viết hoa, chữ số và các kí tự đặc biệt. Đừng đặt mật khẩu của bạn bằng các cụm từ quen thuộc
- Thay đổi mật khẩu thường xuyên.
- Xác nhận ủy quyền. Ví dụ khi bạn đăng nhập vào một trang web bạn sẽ được liên kết với một tài khoản khác như tài khoản google của bạn hoặc có thể xác nhận qua tin nhắn, số điện thoại, liên kết gửi đến gmail. Nếu bạn không đăng nhập, bạn nên thay đổi mật khẩu ngay lập tức để bảo mật tài khoản của mình.
- Luôn sử dụng mạng an toàn. Bạn hãy xem thanh địa chỉ trước khi bạn đăng nhập vào các trang tài chính, các trang giao dịch thanh toán, cá trang web quan trọng khác. Nếu địa chỉ bắt đầu bằng HTTPS thì bạn biết rằng nó được bảo mật (bởi phần bổ sung của S). Nếu không, thì bạn có trang đăng nhập sai hoặc đó có thể là trang web giả mạo. Bạn không nên nhấp vào bất kì liên kết khi có sự nghi ngờ về liên kết trong Email, trang web ngân hàng hoặc trang quan trọng khác.
Thật tốt, giờ đây bạn có thể biết được SSL/ TLS là gì rồi đúng chứ? Cách thức nó hoạt động? đặc biệt bạn đã hiểu sự an toàn và bảo mật trong thông tin là điều vô cùng cần thiết, do đó bạn hãy cố gắng làm cho dữ liệu của mình trở nên an toàn hơn để tránh các cuộc tấn công từ quân đội hacker, virus làm hại đến bạn. Tôi mong rằng với vai trò là người chủ kinh doanh trên một trang web bạn sẽ không để xảy ra bất cứ sai sót cũng như vi phạm nào dù nhỏ nhất, vì điều đó là tốt cho bạn, tốt cho khách hàng cũng như đối tác quan trọng của bạn. Hy vọng với bài viết này có thể cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích mà bạn quan tâm.
Tôi chúc bạn một ngày vui vẻ. hẹn gặp lại vào bài viết tiếp theo của tôi.