Traffic là một thuật ngữ rất hay được sử dụng trong các báo cáo về SEO nói riêng và trong Marketing Online nói chung. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc SEO, và đóng một vai trò quan trọng trong việc xếp hạng website. Vậy traffic là gì và sử dụng chỉ số này như thế nào? Hai câu hỏi này cũng như những vấn đề liên quan xoay quanh traffic sẽ được lý giải qua bài viết học thuật dưới đây.
Định nghĩa về traffic
Traffic là một thuật ngữ được dùng để hình ảnh hóa việc truy cập qua lại giữa các trang web của người dùng mạng. Trong SEO, traffic được sử dụng với nghĩa là lưu lượng truy cập, với mục tiêu cho người đọc biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website. Mỗi loại trang web khác nhau thì thường sẽ có lưu lượng truy cập trung bình khác nhau. Thông thường, các trang chia sẻ tin tức sẽ có lưu lượng truy cập nhiều hơn các trang bán hàng online.
Traffic được tính cho toàn site và giá trị của traffic sẽ tăng lên cứ mỗi khi có một người dùng từ các website khác truy cập vào một trang bất kỳ trong site. Như vậy, chúng ta có thể coi traffic của một website chính bằng tổng số phiên truy cập của website đó (Sessions). Gia tăng traffic cũng là mục tiêu mà rất nhiều nhà đầu tư SEO hướng tới, đặc biệt là những người đang quản trị website tin tức.
Traffic tiềm năng là gì?
Mỗi khi SEO bất kỳ từ khóa (keyword) nào, các SEOer cũng như nhà đầu tư cần đặt một mục tiêu về traffic cho công việc SEO của mình, rằng liệu từ khóa này sau khi SEO sẽ đem về cho trang bao nhiêu traffic. Kỳ vọng của nhà đầu tư về traffic mà từ khóa này đem lại đó chính là chỉ số traffic tiềm năng của từ khóa đó. Với mỗi từ khóa khác nhau, chúng ta lại có một traffic tiềm năng khác nhau.
Để tính được lượng traffic tiềm năng cho một từ khóa nhất định nào đó, các bạn cần thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra lưu lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa cần SEO
Nhà đầu tư có thể kiểm tra thông số này thông qua công cụ Keyword Tool của Google Analytics. Lưu ý, cần kiểm tra lượng tìm kiếm của từ khóa chính xác (sử dụng 2 dấu “ ” để có thể tìm kiếm từ khóa chính xác)
– Bước 2: Xác định vị trí của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm đối với từ khóa cần kiểm tra
Sau khi đã tìm ra lưu lượng tìm kiếm trung bình tháng, nhà đầu tư cần tính được tỷ lệ người dùng tìm kiếm từ khóa đó nhấp vào website thông qua bảng xếp hạng tìm kiếm. Bằng cách xác định thứ hạng của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm đối với từ khóa chính xác đó. Thông thường, sẽ có khoảng 52% người dùng click vào vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng, 33% với vị trí thứ 2,…
Sau đó, lấy tỷ lệ chúng ta vừa tìm được nhân với số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng để có giá trị traffic tiềm năng đối với một từ khóa.
Phân loại traffic
Phân loại theo nguồn gốc truy cập:
– Referral Traffic (lượng truy cập qua các trang giới thiệu)
Referral Traffic là gì? Referral Traffic là lượng truy cập của người dùng từ các trang web khác vào website, thông qua một Backlink hoặc quảng cáo của website có đặt trên các trang đó. Các trang được đặt Backlink lúc này đóng vai trò như một trang giới thiệu cho website.
– Social Traffic (lượng truy cập qua các trang mạng xã hội)
Social Traffic là gì? Social Traffic là lượng truy cập của người dùng chuyển đến từ các trang mạng xã hội, thông qua một bài viết hoặc quảng cáo được đăng trên các trang mạng xã hội. (bao gồm Google+ ,Facebook, Twitter,…)
– Direct Traffic (lượng truy cập trực tiếp vào trang)
Direct Traffic là gì? Direct Traffic là lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website và không thông qua các website trung gian nào khác. Như vậy, một truy cập vào website có thể có 2 tính chất: Direct và Non-Direct. Trong đó, Non-Direct Traffic bao gồm Social Traffic, Referral Traffic và Organic Search Traffic, tức là 3 loại traffic còn lại.
– Organic Search Traffic (truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên)
Organic Search Traffic là gì? Organic Search Traffic là lượng người dùng truy cập vào website từ bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.
Tầm quan trọng của traffic
Traffic là một trong các chỉ số quan trọng hàng đầu trong SEO và cũng là mục tiêu hướng tới của rất nhiều website hiện nay. Vậy, tăng traffic có gì tốt cho SEO ?
Có rất nhiều điều đã biết hoặc chưa biết xoay quanh vai trò của traffic đối với một website mà chúng ta cần phải bàn, tiêu biểu như vai trò của nó trong việc xác định thứ hạng của website. Tuy nhiên chúng ta có thể tóm gọn lại vai trò của của việc gia tăng traffic trong 6 ý sau:
- Gia tăng độ phổ biến của website
- Góp phần xây dựng độ uy tín của website (Domain authority)
- Đánh giá được sự quan tâm của người sử dụng với website
- Giúp gia tăng các lượng người dùng mới
- Là một tiêu chí xếp hạng website trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm
6 Cách tăng truy cập website
Như đã nói ở trên, việc tăng truy cập website là mục tiêu mà bất kì chủ website nào cũng hướng đến. Dưới đây là những cách tăng traffic website hiệu quả nhất:
Các bước phát triển traffic website đơn giản
1. Guest Post
Guest blog là một hình thức gửi bài viết đến chủ một hệ thống website chất lượng. Nếu bài viết của bạn chất lượng, chủ website sẽ duyệt bài viết và đăng trên hệ thống của họ kèm theo link website của bạn. Để bài viết được duyệt thì phải nói không với copy và có chất lượng.
Các bài viết muốn được đăng phải là bài không được copy và có chất lượng. Sử dụng guest blog có ưu điểm là bạn có backlink tốt.
2. Mạng xã hội
Sử dụng mạng xã hội như Youtube, Linkedin, Facebook, Twitter, Minds để tăng lượng truy cập là cách thức hiệu quả. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng như con dao hai lưỡi, nếu bạn không sử dụng khéo léo thì nó sẽ trở thành vật cản lớn. Đặt mình vào vị trí của khách hàng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi mở Facebook và thấy một quảng cáo chạy liên tục. Sẽ có rất nhiều người lựa chọn “Không muốn xem quảng cáo này”, để không phải nhìn thấy nữa.
Vì thế, hãy lựa chọn cách này khi bạn xác định được rằng những người bạn của mình là khách hàng tiềm năng.
4. Từ khóa dài (ngách)
Khi làm SEO, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến việc chọn lựa các từ khoá do chính khách hàng tìm kiếm. Nhờ đó, khi khách tìm kiếm các từ khóa, website sẽ hiện lên, khách nhấn vào giúp làm tăng lượng truy cập.
Tuy nhiên, đây là vấn đề những người làm SEO đều biết. Vì thế, các từ khoá bị cạnh tranh. Nó tạo nên bất lợi cho những website làm SEO sau. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy tập trung vào những từ khoá dài và ngách. Bởi chúng là những từ khoá ít cạnh tranh, dù lượng tìm kiếm sẽ không cao, nhưng việc lên top những từ này sẽ dễ hơn rất nhiều. Nhờ đó lượng truy cập của bạn tăng lên đáng kể.
4. Chạy quảng cáo
Trước khi tiến hành chạy các loại quảng cáo để kéo traffic về website như quảng cáo google ads, quảng cáo facebook, quảng cáo youtube các bạn cần đặt mã pixel để remarketing hoặc đặt các công cụ chat có thể lấy thông tin như livechat, uhchat nhằm resale nếu khách hàng không mua hàng ngay lúc đó. Nếu không, bạn chỉ đang lãng phí tiền, thời gian và công sức để mua traffic mà không đem đến lợi ích gì (chuyển đổi, mua hàng…).
5. Email marketing
Email marketing là 1 trong những online marketing sớm nhất, cũng thật sự là 1 kênh cực mạnh nếu bạn làm đúng cách và có 1 database tốt từ việc khách hàng theo dõi bạn bằng các kênh tiếp cận như chạy quảng cáo đã đề cập ở trên hoặc các hình thức để lại thông tin khi chia sẻ nội dung hữu ích khác, không phải chỉ là dạng spam mail như bạn vẫn nghĩ nhé.
Việc khiến họ chấp nhận click vào email của bạn và sẵn sàng quay lại website của bạn là việc không hề dễ dàng? Tỷ lệ mail mở trong email marketing của bạn là bao nhiêu? Tỷ lệ mail mở trung bình của ngành thương mại điện tử là 22,2%, trong khi click rate là 2,9%! Xem lại và tự so sánh chiến dịch hiện tại của bạn với con số này nhé, thấp hơn nghĩa là chiến dịch email marketing của bạn đang có vấn đề đấy!
Các thông số chính: Open Rate ( Tỷ lệ mail mở), Click-through Rate, Conversion Rate