Mona Guide – Thư viện kiến thức

Điện toán đám mây là gì? Thời đại cách mạng Cloud Computing là gì?

Điện toán đám mây là gì?

Bài viết này không những giúp bạn hiểu được Điện toán đám mây là gì hay Thời đại cách mạng Cloud Computing là gì mà còn giúp bạn có thêm một số kiến thức chuyên môn về chúng mà không cần phải đi đâu xa xôi tìm kiếm.

1. Điện toán đám mây là gì?

Thật ra ở đây Điện toán đám mây là nghĩa tiếng Việt của Cloud Computing. Bạn có thể gọi sao cũng được, chúng đều có nghĩa như nhau.

Điện toán đám mây được hiểu đơn giản là việc sử dụng các dịch vụ, tài nguyên của máy tính như là phần mềm, hệ thống CNTT, các máy chủ, dữ liệu, dịch vụ phần cứng,…thông qua kết nối Internet, hay còn gọi là “đám mây” theo cách nói ẩn dụ. Trên thực tế, hình ảnh đám mây được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần để miêu tả internet trên sơ đồ. Nếu hình ảnh Internet được ví như là một không gian ảo để kết nối những người dùng trên thế giới này lại với nhau, thì đám mây cũng có nghĩa như vậy, chúng chia sẻ thông tin đến mọi người dùng qua Internet. Với Điện toán đám mây, người dùng có thể tìm kiếm, sử dụng những tài nguyên dịch vụ này bất cứ lúc nào chỉ cần có kết nối mạng.

Cloud Computing là gì? Bạn đã thật sự hiệu đúng về điện toán đám mây.

2. Điện toán đám mây hoạt động như thế nào?

Có rất là nhiều diễn giải về cách hoạt động của điện toán đám mây, nhưng nhìn chung thì có 2 cách hiểu đơn giản nhất mà các bạn có thể chọn 1 trong 2 để hiểu như sau:

2.1 Cách hiểu thứ nhất

2.2 Cách hiểu thứ hai

Cách thức hoạt động Front-end và Back-end của Điện toán đám mây

3. Điện toán đám mây có bao nhiêu mô hình triển khai?

Hiện nay có 3 mô hình điện toán đám mây đang được sử dụng phổ biến, đó chính là: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud. Chúng ta sẽ tìm hiểu và đánh giá hoạt động của từng mô hình

3.1 Mô hình Public Cloud (Điện toán đám mây công cộng)

Public Cloud được xem là một trong những mô hình đang đang được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay. Ở mô hình này, tất cả các ứng dụng, dịch vụ, dữ liệu sẽ nằm trên một hệ thống đám mây, và như đúng cái tên của nó điện toán đám mây công cộng, nghĩa là tất cả người dùng đều có thể truy cập và sử dụng chung những tài nguyên này. Còn nhà cung cấp dịch vụ sẽ trực tiếp quản lý và bảo vệ các dữ liệu trên đám mây này.

  1. Ưu điểm

    • Quy mô rộng lớn, không bị giới hạn không gian, thời gian và số lượng người dùng
    • Chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm hệ thống máy chủ, giảm gánh nặng quản lý, cơ sở hạ tầng
    • Khả năng hoạt động mạnh mẽ, độ tin cậy cao, chúng đảm bảo không có một điểm không hài lòng hay thất bại nào xuất hiện trong quá trình sử dụng
    • Chúng có thể co giãn theo nhu cầu thực tế của người dùng.
  2. Nhược điểm

    • Chính vì sự kết nối rộng rãi nên vô tình nó làm giảm đi sự an toàn của các dữ liệu, chương trình.
    • Không có quyền kiểm soát riêng tư hay bảo mật
    • Không phù hợp để sử dụng cho các ứng dụng nhạy cảm
    • Thiếu tính linh hoạt, vì hệ thống phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ
    • Không có các giao thức nghiêm ngặt về quản lý dữ liệu.

3.2 Mô hình Private Cloud (Điện toán đám mây riêng)

Điện toán đám mây riêng (Private Cloud) là một hệ thống đám mây với những tài nguyên lưu trữ và phần cứng chuyên dụng được cung cấp cho một doanh nghiệp hay tổ chức riêng nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu. Các đám mây sẽ phân phối từ trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp đến người dùng nội bộ. Hầu hết các tài nguyên trên Private Cloud này sẽ được quản lý trực tiếp bởi công ty hay tổ chức đó trong tường lửa.

  1. Ưu điểm

    • Khả năng bảo mật và riêng tư cao
    • Cung cấp nhiều quyền kiểm soát, quản lý hệ thống theo từng nhu cầu khác nhau của công ty
    • Tính linh hoạt cao và chủ động trong xử và quản lý dữ liệu 
    • Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng 
    • Tiết kiệm tiền của công ty/tổ chức.
  2. Nhược điểm

    • Đắt hơn nếu so với Điện toán đám mây công cộng (Public Cloud) vì phải tốn chi phí xây dựng và duy trì hệ thống
    • Có thể xảy ra nhiều khó khăn trong việc triển khai công nghệ nên vì vậy hệ thống này cần nhờ đến sự can thiệp của những chuyên gia IT
    • Không thể chia sẻ cho người ngoài nếu như có nhu cầu

3.3 Mô hình Hybrid Cloud (điện toán đám mây lai)

Như chính cái tên của nó, điện toán đám mây lai –  Hybrid Cloud là một hệ thống điện toán đám mây cho phép bạn cùng lúc có thể sử dụng như Public Cloud và Private Cloud. Điều này tạo điều kiện cho các công ty, tổ chức có thể tối ưu hóa sự hiệu quả và mang lại chất lượng dịch vụ cao hơn cho khách hàng. Khi sử dụng loại mô hình này, các tổ chức có thể chuyển đổi những dữ liệu công khai sang Private Cloud trong trường hợp truyền dữ liệu nhạy cảm hoặc là các ứng dụng quan trọng. Đây là mô hình được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp, tổ chức vì nó mang lại cả 2 lợi ích của 2 mô hình Public Cloud và Private Cloud.

  1. Ưu điểm

    • Quy mô hệ thống rộng lớn, không bị giới hạn khi sử dụng nhiều dịch vụ hệ thống đám mây 
    • Khả năng bảo mật cao hơn, đảm bảo sự an toàn cho các thông tin quan trọng
    • Khả năng xử lý dữ liệu linh hoạt, nhạy bén và phù hợp với từng nhu cầu tổ chức.
  2. Nhược điểm

    • Còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, chi phí tốn kém cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng
    • Có khả năng xảy ra vi phạm an ninh thông qua đám mây công cộng (Public Cloud)
    • Khó khăn trong việc triển khai và quản lý hệ thống

4. Có bao nhiêu mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây?

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp các dịch vụ của họ theo 3 mô hình cơ bản: Infrastructure as a service (IaaS), Platform as a service  (PaaS), Software as a service (SaaS)

3 loại mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

4.1 Mô hình Infrastructure as a service (IaaS) – Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ

4.2 Mô hình Platform as a service (PaaS) – nền tảng như một dịch vụ

4.3 Mô hình Software as a service (SaaS) – Phần mềm như một dịch vụ

5. Ưu điểm và Nhược điểm của điện toán đám mây

Mọi công nghệ mới được sinh ra đều nhằm mục đích khắc phục những nhược điểm của các công cụ, thiết bị truyền thống, cũ kỹ nhưng chúng ta biết rằng trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo, và Điện toán đám mây cũng vậy. Hãy cùng tìm hiểu các thế mạnh của Điện toán đám mây mang lại là gì và tại sao chúng lại có những điểm yếu.

5.1 Ưu điểm của điện toán đám mây

5.2 Nhược điểm của điện toán đám mây

6. Top 5 các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phổ biến trên thế giới

1. Amazon 

2. Vmware

3. Microsoft

4. Salesforce.com

5. Google

Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể hiểu được Điện toán đám mây là gì? cách thức hoạt động của điện toán đám mây, phân loại được các mô hình dịch vụ, đồng thời phân loại các mô hình cung cấp, hiểu rõ các điểm cộng – điểm trừ của công nghệ mới này và có kiến thức về các nhà cung cấp điện toán đám mây hàng đầu thế giới.