Source Code

Xin chào mọi người, chủ đề hôm nay của chúng ta nói về một phần của câu chuyện làm sao để tạo ra một giao diện website như các bạn đang nhìn thấy đây. Cần phải sử dụng công cụ nào và nó có ích ra làm sao thì các bạn hãy cùng tìm hiểu về source code là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về source code nhé. Bắt đầu nào,…

1. Source code là gì?

Source code (hay còn gọi là mã nguồn) là bộ mã chương trình nó tập hợp các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình được viết bởi các lập trình viên.

Ban đầu lập trình viên sử dụng một loại ngôn ngữ lập trình nào đó ví dụ như C++, JavaScript,… để viết thành một chương trình máy tính. Trong chương trình máy tính đó chứa các dạng cơ sở lập trình bao gồm các hướng dẫn, ghi chú, khai báo, biến, hàm, kiểu dữ liệu, dùng phép lặp, câu điều kiện, phép toán,… đề thực hiện các thuật toán cụ thể. Thông thường các chương trình máy tính được lưu dưới dạng text. Có thể có một hoặc nhiều tệp mã.

Sau khi hoàn thành chương trình máy tính thì nó sẽ được lập trình viên dịch sang một loại ngôn ngữ để máy tính có thể hiểu và thực hiện nó được gọi là ngôn ngữ máy.  Mã dịch được gọi là mã đối tượng.

Khi bạn mua chương trình máy tính thì người bán giao cho bạn ở dạng ngôn ngữ máy để bạn tiến hành thực thi chúng, tuy nhiên bạn không thể đọc và sửa được nó nếu bạn không phải là một lập trình viên thực thụ.

2. Source Code Website là gì?

Source Code Website là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình bao gồm các cơ sở dữ liệu. Nhằm mục đích để tạo thành một trang web hoàn chỉnh.

Tùy theo các mục đích khác nhau mà nội dung các mã code website cũng khác nhau ví dụ:

+ Đối với website thương mại: mục đích chính của nó là bán hàng do đó nội dung code hướng đến tối ưu hình ảnh, thông tin sản phẩm, ngoài ra vấn đề bảo mật cần đặc biệt chú trọng vì loại web này có khâu thanh toán nên các thông tin của khách hàng, thông tin thanh toán giao dịch cần đảm bảo an toàn cao.

+ Đối với các web tin tức: nội dung chủ yếu của các bộ mã code làm sao cho trang web tối ưu về giao diện và bài viết, các liên kết nội bộ giúp giữ chân người đọc lâu hơn, truy cập nhiều trang web hơn.

+ Đối với Code website giới thiệu: tối ưu cho nội dung hiển thị phần quan trọng…

+ Đối với code website thời trang: sẽ tối ưu hơn cho hiển thị hình ảnh, tối ưu cho các album ảnh thời trang bắt mắt giới thiệu tới người đọc…

3. Mục đích của mã nguồn

Mã nguồn được xem như nền móng của website, mục đích chính của nó là cung cấp các nền tảng để tạo ra các phần mềm, website. Ngoài ra nó còn được dùng với mục đích khác như:

Dựa vào mã nguồn để điều chỉnh, hay sửa chữa trang web đã hoàn thành cho phù hợp hơn, giúp ích cho việc cài đặt dễ dàng hơn.

Các nhà phát triển dựa vào mã nguồn để nâng cấp nó hoặc có thể dựa vào mã nguồn ban đầu để tạo ra các mã nguồn tương tự hoặc nâng cao hơn.

Có thể tái chế, biến đổi thành các mã nguồn khác dựa trên mã nguồn gốc và chia sẻ chúng với cộng đồng của họ nhằm mục đích trao đổi học tập.

 4. Vì sao phải đọc source

Đối tượng đọc code là lập trình viên vì chính người viết ra nó thì cũng phải biết đọc nó để nắm bắt lại khung code mà mình tạo ra từ đó có thể phải hiện lỗi sai và sửa chữa.

Đối tượng thứ hai là các nhà phát triển vì khi đọc được nhiều source code cũng giống như đọc sách, người đọc có thể lọc ra những ý hay, phần code độc đáo bổ sung cho  mình,  giúp cải thiện kỹ năng lập trình, cũng có thể phát hiện được lỗi và tránh những sai lầm đó.

Ngoài ra bạn, một người không biết lập trình cũng có thể đọc code chỉ cần bạn có những kiến thức dưới đây:

  • Đầu tiên các kiến thức nền: một số loại kiến thức căn bản bạn cần có để đọc được mã nguồn (ví dụ như các ứng dụng Windows, Mac OS X và iOS, ứng dụng Android, hệ điều hành, mạng máy tính, các trình duyệt , công cụ tìm kiếm, cơ sở dữ liệu, vv). Không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ, chỉ cần nắm cái cốt lõi, ngoài ra cũng cần tìm hiểu qua về framework, các thư viện dự án thường sử dụng.
  • Tiếp theo, sau khi có kiến thức nền tảng bạn Xác định thành phần mã nguồn trung tâm của dự án: trong một dự án bất kì dù nhỏ hay lớn thì điều chắc chắn rằng nó phải có phần trung tâm và xung quanh là những phần phụ thuộc vào nó. Xác định được phần code trung tâm coi như bạn nắm được gần hết việc đọc mã nguồn vì các đoạn code trung tâm thực hiện khá nhiều trong những tính năng cốt lõi của hệ thống, nó giúp bạn hình dung ra hệ thống con được thu nhỏ bởi toàn bộ hệ thống. Một số thành phần được xem như trung tâm ví dụ như các lớp, mô-đun, các action, các cấu trúc dữ liệu, vv
  • Sau khi xác định các trung tâm, để hiểu mối quan hệ liên kết giữa các mã nguồn trung tâm, bạn nên cố gắng hiểu các mô hình tương tác giữa các trung tâm. Các tương tác có thể dựa vào cơ chế khác nhau như gọi qua API hoặc sử dụng raise event, sử dụng message.

5. So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng

Mã nguồn đóng hay mã nguồn độc quyền là mã nguồn không được phép sửa đổi, do một nhóm hoặc một tổ chức tạo ra và chỉ có họ mới được quyền sửa đổi. Mỗi một đơn vị sẽ có một mã nguồn riêng cho thiết kế web.

Mã nguồn mở: là mã nguồn cho phép người dùng tùy chỉnh, cải biên theo nhu cầu phù hợp riêng (Cho vd mã đóng mà mở).

So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng dựa vào sáu tiêu chí dưới đây:

  • Thứ nhất, chi phí

mã nguồn mở: mã nguồn mở là miễn phí vì vậy bạn sẽ có được các tính năng, giao diện ban đầu thường đơn giản không tốn phí. Tuy nhiên nếu muốn nâng cấp và cải thiện để bổ sung thêm các tính năng nâng cao, dịch vụ hỗ trợ, giao diện dùng bắt mắt, thực hiện chức năng thương mại bạn cần phải trả tiền cho các dịch vụ nàng.

Đối với mã nguồn đóng: bạn phải trả phí để có được nó và chi phí ban đầu thường khá cao. Nếu bạn có thay đổi thì chi phí sẽ tăng theo cấp độ thay đổi đó. Nếu thay đổi đơn giản, nhỏ thì bạn được hỗ trợ miễn phí. Với những thay đổi lớn phức tạp hơn thì chi phí sẽ cao hơn nhưng đổi lại bạn có được sản phẩm chất lượng hơn, hỗ trợ thay đổi, chức năng cao hơn.

  • Thứ 2, vấn đề Bảo mật

Mã nguồn mở:

Vì Mã nguồn mở được sử dụng miễn phí, có thể sửa chữa, thay đổi, kiểm tra bởi bất kỳ ai  nên nếu như rơi vào trường hợp có lỗ hổng xảy ra nhưng chưa được phát hiện kịp thời thì website dễ bị tấn công bởi các hacker.

Bù lại cũng vì tính khả dụng cao, được dùng bởi đông đảo cộng đồng lập trình viên tham gia phát triển, phản hồi chúng nên tốc độ sửa lỗi nhanh, được kiểm tra định kỳ thường xuyên sau mỗi lần phát hành và được cộng đồng kiểm chứng.

Mã nguồn đóng:

Vì mã nguồn đóng bạn trả phí cho các thiết kế riêng theo yêu cầu của bạn nên nó có cơ chế bảo mật riêng và an toàn hơn so với mã nguồn mở.

Tuy vậy, nếu trường hợp xảy ra lỗi phần mềm bạn phải gửi yêu cho đơn vị phát hành mã nguồn đóng và chờ họ phản hồi, mà qui trình này cần có thời gian nghĩa là tốc độ cập nhập lỗi bị chậm đi, vì lý do chỉ có đơn vị nhà phát hành mới có quyền sửa.

  • Thứ ba vấn đề nâng cấp:

Đối với mã nguồn mở: do nó được tạo ra cho đông đảo người dùng nên nó sẽ chung nhất và căn bản nhất, nên khi bạn nâng cấp cần phải tìm hiểu nhiều hơn, mất nhiều thời gian hơn.

Mã nguồn đóng: nó được tạo ra theo nhu cầu riêng cụ thể của đối tượng sử dụng nên những lập trình viên tạo ra nó đương nhiên sẽ hiểu được quy luật riêng mà họ tạo ra, vì vậy mà khi có nâng cấp họ sẽ nắm bắt nhanh hơn, thời gian nâng cấp được rút ngắn.

  • Thứ tư về dịch vụ hỗ trợ:

Mã nguồn mở:  nếu cần hỗ trợ bạn phải tự tìm câu trả lời từ các diễn đàn, các bài chia sẽ, các tài liệu hữu ích, tất nhiên bạn sẽ phải mất nhiều thời gian cho nó  va chất lượng hỗ trợ, hiệu quả thì không được cao cho lắm. Ngoài ra bạn có thể chọn một phương án khác chính là trả phí để một đơn vị khác hỗ trợ bạn.

Mã nguồn đóng: khi bạn mua mã nguồn đóng từ nhà cung cấp thì sẽ kèm theo dịch vụ hỗ trợ cho bạn. Do được tạo riêng cho bạn nên khả năng hỗ trợ với năng suất cao hơn, tiết kiệm thời gian cho bạn  hơn.

Việc sử dụng mã nguồn đóng hay mở tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng website của bạn. Nếu bạn chỉ cần một website đơn giản, không cần phải phát triển thêm nhiều tính năng, muốn tự mình thực hiện với chi phí tối thiểu nhất thì mã nguồn mở là lựa chọn đầu tiên.

  • Thứ năm, khả năng thay đổi

Mã nguồn mở: bạn có thể thay đổi nó mà không bị giới hạn. nó giúp những nhà phát triển cải biên theo những gì họ muốn và bạn có thể nhận được lợi ích từ đổi mới được chia sẻ bởi các nhà phát triển khác.

Mã nguồn đóng: bạn không thể thay đổi được mã nguồn mà chỉ có đơn vị cung cấp mới được quyền thay đổi. Đó là nguyên nhân vì sao tính bảo mật của mã nguồn đóng được coi trọng hơn mã nguồn mở.

  • Thứ sáu, khả năng sử dụng

Mã nguồn mở: khả năng sử dụng của nó hạn chế hơn. Các hướng dẫn sử dụng của nó được viết cho các nhà phát triển hơn là cho người dùng. Ngoài ra, các hướng dẫn này không phù hợp với các tiêu chuẩn và cấu trúc.

Đối với khả năng sử dụng phần mềm nguồn đóng là một trong những giá trị. Tài liệu thường được viết tốt và chứa các hướng dẫn chi tiết.

Vậy nên chọn loại mã nguồn nào?

Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn nên chọn một loại mã nguồn phù hợp. Nếu bạn muốn có một website chất lượng, tính bảo mật cao, khả năng sử dụng hướng dẫn chi tiết nhanh chóng, có nhiều tính năng nâng cao thì nên dùng mã nguồn đóng.

Ngược lại, nếu bạn thấy dùng nó tốn quá nhiều chi phí, bạn không cần nhiều tính năng nâng cao thì có thể dùng mã nguồn mở.

6. Các công cụ Open Source Code phổ biến khi làm website là gì?

Hiện nay, vì tiết kiệm chi phí cũng như nhờ các ưu điểm nổi trội mà các mã nguồn mở được sử dụng nhiều hơn mã nguồn đóng. Tiếp theo đây ta cùng tìm hiểu về một số mã nguồn mở được sử dụng phổ biến để xây dựng website.

1.   WordPress

WordPress là hệ thống quản lý nội dung (CMS) dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP và MySQL, ban đầu nó tạo ra được nhiều blogger sử dụng nhưng sau đó nó phát triển thêm nhiều hướng sử dụng hơn như mục đích tạo ra trang web thương mại nhờ tích hợp các gói mở rộng (plugin), phát triển nội dung web, mục đích học tập,…

WordPress
WordPress là mã nguồn phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Ưu điểm:

–         Ít tốn kém, vì nó là mã nguồn mở rộng không tốn phí cho các giao diện đơn giản ban đầu.

–         Có một hệ thống chủ đề đa dạng cho bạn lựa chọn , kèm các gói mở rộng miễn phí.

–         Giao diện thân thiện với thiết bị di động: ngày nay điện thoại di động được sử dụng hầu hết các nơi  để truy cập internet là chủ yếu, dùng wordPress giúp người dùng di động xem thân thiện hơn. Đó cũng là một thành công cho bạn.

–         Là nền tảng giúp tối ưu công cụ tìm kiếm tốt nhất hiện nay, vì nó có các nhãn, gói mở rộng dành riêng cho SEO, có thể tùy chỉnh riêng theo từng trang.

–         Bạn có thể thay đổi cập nhập dễ dàng ở bất cứ mọi lúc mọi nơi bạn muốn.

–         Dễ cài đặt, sử dụng và nâng cấp.

–         Có cộng đồng sử dụng rộng rãi, giúp tìm kiếm, giải đáp nhanh các thắc mắc hay những vấn đề khó khăn cần hỗ trợ.

–         Tốt cho các tiếp thị trực tuyến bởi vì cập nhập bài viết mới, đăng thêm càng nhiều bài viết càng giúp cho tăng xếp hạng uy tín và tìm kiếm trên google.

–         Tăng cấp độ bảo mật so với cùng loại truyền thống nhờ các gói mở rộng bảo mật dễ tích hợp trong wordPress.

Nhược điểm

–         Tốn phí nếu bạn muốn nâng cấp nhiều tính năng nâng cao.

–         Sẽ rất khó khăn đối với người không biết gì về lập trình nếu muốn phát triển trang web lên mạnh hơn.

–         Vì nó được sử dụng rộng rãi nên cũng là mục tiêu hướng đến của các tin tặc. đặc biệt đối với sự phụ thuộc vào các gói plugin từ các phát triển càng nhiều thì càng làm tăng khả năng nhiễm mã độc.

–         Khi bạn tìm kiếm các hỗ trợ bạn cần có một lượng kiến thức để hiểu về nó để sàng lọc nhanh những điều mà cộng đồng wordPress chia sẻ.

–         Nó sẽ là vấn đề của những người không có kinh nghiệm SEO. Ví dụ nếu dùng quá nhiều thể  hay đánh dấu nhiều thì google hiểu thành nội dung đó trùng lặp. Điều này không tốt cho xếp hạng trên công cụ tìm kiếm chút nào.

2.       Joomla

Joomla là một hệ thống quản lý nội dung phổ biến được hàng ngàn người dùng tin tưởng. Nó có hỗ trợ nhiều gói plugin và hàng trăm mẫu Joomla mở rộng.  

Joomla
Sử dụng Joomla cũng rất tốt cho website

Ưu điểm

  • Thuộc loại mã nguồn miễn phí và cũng cung cấp nhiều mẫu mở rộng không tốn phí.
  • Hỗ trợ thương mại điện tử: có thể dùng nó để quản lý các nội dung và hoạt động thương mại điện tử.
  • Cài đặt dễ dàng và nhanh chóng, chỉ mất vài phút.
  • Có thể dùng nhiều tính năng mà không nhất thiết phải cài đặt nhiều các gói mở rộng trong xây dựng một trang web với Joomla.
  • Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng lập trình. Giao diện đơn giản cho lập trình viên và quản trị viên website.
  • Có khi thư viện rộng giúp người dùng có thể dễ dàng mở rộng các tính năng cần thiết cho website của mình.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả làm SEO kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, WordPress và Joomla).
  • Có quá nhiều plugin miễn phí khiến người dùng không biết nên lựa chọn sử dụng như thế nào cho phù hợp.
  • Mã nguồn của Joomla tương đối lớn nên sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.
  • Mã nguồn Joomla sẽ khó quản lý hơn so với WordPress do không có tính năng Multiple Site.
  • Khi cài đặt cùng lúc các mô-đun, tiện ích mở rộng và plugin sẽ gặp phải vấn để tương thích.
  • Khó khăn trong việc kết hợp nhiều thiết kế tùy chỉnh nếu không phải là nhà phát triển lập trình có kinh nghiệm.

3.       Drupal

Giống như Joomla và wordPress điều là hệ thống quản lý nội dung, được hỗ trợ với các gói mở rộng. cung cấp nhiều dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, xây dựng trang web cá nhân.

Drupal
Mã nguồn Drupal cho phép tùy biến website theo ý muốn.

Ưu điểm:

  • Miễn phí mã nguồn, có thể tùy chỉnh loại mã nguồn theo ý muốn.
  • Có thể tích hợp nhiều loại nội dung như: trang tin tức, diễn đàn, bài đăng blog.
  • Có thể phân loại nội dung theo nhóm riêng để dễ quản lý, có thể tùy chỉnh hạn chế đối tượng truy cập, cho phép ai là người quản lý ,…
  • Có tính hợp tính năng đa ngôn ngữ cho bạn dễ sử dụng. Nếu như là wordPress bạn muốn chuyển đổi sang ngôn ngữ khác thì phải tích hợp gói mở rộng chuyển đổi ngôn ngữ còn với Drupal đã có săn, bạn không cần phải làm vậy.
  • Công đồng hỗ trợ đa dạng và tận tâm: nhận được sự giúp đỡ từ các diễn đàn, tài liệu,, phòng trò chuyện, được chia sẻ trao đổi cập nhập thường xuyên bởi các nhà phát triển lập trình viên.
  • Mã nguồn Drupal cho phép tùy chỉnh chuyên sâu, ít hỗ trợ sẵn nên người dùng có thể nâng cao hiệu suất hệ thống.
  • Các lập trình viên có thể mở rộng tính năng cho website nhờ mã nguồn mở.
  • Cấu trúc thân thiện với SEO nhưng không phổ biến như WordPress.
  • Hỗ trợ quản lý nhiều website cùng một lúc.
  • Drupal và WordPress chạy tốt trên cả 2 server Linux và Windows.
  • Bảo mật an toàn hơn Joomla và wordPress, hệ thống kiểm soát người dùng, người truy cập chặt chẽ hơn, thường xuyên có các báo cáo bảo mật được đăng trên trang web chính thức của Drupal và các nhà phát triển để cập nhập hệ thống nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Do không hỗ trợ nhiều nên mã nguồn này không thích hợp với các newbie.
  • Hỗ trợ các thành phần mở rộng không nhiều. Khi có bản mới thì bạn cần chờ nhà cung cấp tiện ích update khá lâu để tương thích với thay đổi của mã nguồn.
  • Nếu bạn muốn tùy chỉnh cho phù hợp với mình thì bạn phải liên hệ với nhà phát triển để được mã hóa tùy chỉnh.
  • Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để nâng cấp nó. Nếu không nâng cấp bạn sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của trang web cũng như người truy cập.
  • Khả năng tương thích khi tích hợp nhiều gói mở rộng kém.
  • Người mới sử dụng sẽ thấy rắc rối khi muốn tìm kiếm hay phán đoán nên dùng thành phần mở rộng nào. Hơn nữa có nhiều gói plugin tốn phí bạn phải trả phí nếu dùng nó.
  • Hỗ trợ người dùng ít nên Drupal rất phức tạp, khó hơn Joomla và WordPress.
  • Cần có nhiều kiến thức và luôn cập nhập về Drupal cho dù là người sử dụng hay lập trình viên.
  • Mục đích ban đầu là tạo ra cho các lập trình viên nên đối với người dùng không biết gì về lập trình sẽ hơi khó khăn.
  • Cần phải biến một số kiến thức về HTML, CSS, PHP nếu muốn quản lý trang web.

4.       WooCommerce, OpenCart, dddd

Đây là ba loại mã nguồn được sử dụng cho các trang thương mại điện tử bởi vì nó có nhiều chức năng giúp quản lý thương mại từ khâu quản lý sản phẩm, kho hàng sản phẩm, hồ sơ người dùng, tính toán hóa đơn về chi phí sản phẩm, chi phí vận chuyển, lập đơn hàng điện tử cho khách, đến khâu web thanh toán điện tử, giỏ hàng của khách hàng,…

Trong đó đặc biệt nói đến mã nguồn Woocommerce, thực chất nó là một gói mở rộng được tích hợp trong wordPress. Khi bạn sử dụng wordPress và không muốn lập trang web riêng để bán hàng thì hãy tích hợp Woocommerce vào wordPress. Nó cho bạn thêm chức năng bán hàng của một trang thương mại điện tử. Giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.

Một tính năng độc đáo nữa của WooCommerce mà các phần mềm khác không có là one-page checkout. Tính năng này giúp bạn thiết lập sản phẩm và thanh toán trên cùng một trang.

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong phần kiến thức cần biết hôm nay. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên bạn sẽ nắm được những phần căn bản về Source code là gì? Mục đích của nó là gì? Vì sao phải đọc được code? Có bao nhiêu loại mã nguồn và so sánh các mã nguồn? cũng như các công cụ mã nguồn mở được sử dụng phổ biến. Hy vọng mọi người sẽ vận dụng được một phần kiến thức thật tốt.