Phân biệt tên miền.

Xin chào, lại được gặp mọi người rồi!. Chúng ta đã gặp qua nhau ở bài viết trước đó rồi đúng không nhỉ?,  vậy thì ở bài này chúng ta lại tiếp tục câu chuyện xây quanh chủ đề domain, nói về những điều liên quan hơn, đi sâu hơn đến nó. Cụ thể các bạn sẽ cùng mình tìm hiểu về Subdomain là gì? Addon domain là gì? Parked domain là gì? Phân biệt 3 loại domain này. Nếu các bạn chưa hiểu rõ hoặc chưa biết gì về domain thì xin hãy quay lại đọc một lần nữa bài viết “Domain là gì? Những điều cần biết về domain? ”của mình nha. Nào các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu thôi!

1.Subdomain là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, subdomain là một tên miền phụ hay còn gọi là tên miền con, dùng để hổ trợ cho tên miền chính. Subdomain thuộc tên miền cấp ba, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Vd: http:// www.google.com

Với ví dụ trên thì:

“ www” thuộc tên miền cấp 3

“.google” là tên miền cấp hai

“.com” là tên miền cấp cao nhất (TLD)

Bạn có thể sử dụng bất kì ký tự văn bản nào cho tên miền phụ, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng nó ngắn gọn và dễ nhớ.

Subdomain là gì?
Subdomain là gì?

Một số đặc điểm về subdomain

  • Không tốn phí khi bạn tạo subdomain
  • Không giới hạn về số lượng subdomain, bạn có thể tạo ra bao nhiêu tên miền phụ tùy ý.
  • Một tên miền phụ sẽ hoạt động giống như tên miền chính.
  • Subdomain phụ thuộc hoàn toàn vào tên miền chính, do đó khi tên miên chính bị hết hạn, bị hủy, bị khóa đi thì tên miền phụ của bạn cũng sẽ không hoạt động được

Tại sao bạn phải sử dụng tên miền phụ?

Khi bạn muốn cài đặt thêm một trang web mới vào tên miền chính bạn đang có, bạn phải tạo một tên miền phụ. Vì sao vậy? Vì Giả sử ban đầu bạn chưa biết đến subdomain và khi bạn muốn có thêm một trang web mới, bạn phải bỏ ra một khoản chi phí để tạo tên miền mới. tuy nhiên với subdomain bạn không hề mất một khoản phí nào mà hoàn toàn có thêm một trang web khác. Thật tuyệt phải không.

Một trường hợp sử dụng phổ biến của tên miền phụ đó là làm thí nghiệm hoặc demo của trang web. Bạn tạo ra một trang web với subdomain và nó sẽ hoạt động hoàn toàn riêng biệt giống trang wed chính. Thông thường các nhà kiểm thử sẽ dùng nó để kiểm tra các gói mở rộng, các bản cập nhập trước khi đưa chúng lên trang website chính.

Khi bạn hướng đến một số đối tượng người dùng cụ thể, bạn sẽ cần đến tên miền phụ để cung cấp các thông tin, các tùy chỉnh tiện ích cho người dùng bằng cách sử dụng không gian lưu trữ có sẵn của bạn.

Khi bạn muốn chia các trang web hoặc các blog của bạn ra các phần riêng biệt để dễ sử dụng và quản lý. Bạn cũng biết đấy, ngày nay các doanh nghiệp thường có các trang thương mại điện tử để bán hang online, đa phần về khâu hoạt động cũng như giao dịch của nó thường phức tạp hơn, nên họ dùng tên miền phụ dể tách biệt ra cho đơn giản quá trình quản lý.

Ngoài ra cũng không khó để nhận thấy rằng khi có sự khác nhau giữa một trang wed mang yếu tố động sôi nổi và một trang web mang yếu tố tĩnh, bạn cần có subdomain để tạo ra một trang khác với trang còn lại.

Còn nhiều hơn thế nữa,… Nếu bạn muốn chia sẽ một phần của trang web mình cho người thân, bạn bè, đối tác. Hoặc có thể bạn chỉ muốn cung cấp một số quyền truy cập nhất định cho người nào đó chẳng hạn.

Chúng ta cũng biết khá nhiều về subdomain rồi ha. Bây giờ thì tiếp tục đi sang phần  Addon domain thôi.

2.Addon domain là gì?

Là một loại tên miền được dùng thêm trên host_một loại máy tính có khả năng truy cập hai chiều (nhận các kết nối và gửi kết nối ra ngoài) hay còn gọi là máy chủ web. Nó giống như tên miền chính về mặt chức năng. Khác ở chỗ mỗi khi bạn thêm một tên miền mới, addon domain sẽ tạo ra một thư mục để lưu trữ khác với website chính bằng cách thông qua một công cụ hổ trợ được gọi là cPanel.

Addon domain là gì?
Addon domain là gì?

Đơn giản mà nói, cùng một tên miền dưới sự giúp đỡ của bảng điều khiển cPanel thì bạn có thể tạo ra nhiều trang web, địa chỉ email khác nhau. Tất cả các web này điều chạy trên cùng một host.

Cách thức hoạt động của addon domain?

Khi bạn  bắt đầu tạo một tên miền bổ sung addon domain, tự động sẽ có một thư mục lưu trữ mới tạo ra theo sau. Sau khi bạn đã thiết lập xong addon domain, sẽ có 3 đường dẫn URL được dùng với mục đích cho bạn truy cập vào thư mục mới.

Với thư mục mới này, bạn hoàn toàn có thể tự do sử dụng để tạo thêm nhiều tập tin, không phải sợ nó ảnh hưởng đến tên miền chính. Đồng thời khách truy cập cũng không nhận ra nó thuộc loại tên miền được bổ sung bởi vì nó được hoạt động như một trang web riêng biệt và tên miền độc lập.

Tại sao bạn nên dùng addon domain?

Như đã nói ở trên, đặc trưng của nó là hoạt động như một tên miền chính và giống một trang web riêng biệt, vì vậy bạn không cần phải tạo một website mới với một tên miền mới, điều đó tiết kiệm chi phí cho bạn.

Bên cạnh đó, không những bạn chỉ tốn chi phí duy nhất cho một lần đăng kí tài khoản bạn có thể quản lí nhiều trang web một cách hiệu quả, đơn giản hóa, tránh được các rủi ro nếu bạn đăng kí nhiều tài khoản lưu trữ web.

Ngoài ra, nó còn có nhiều lợi ích như: không gian lưu trữ rộng lớn, giúp bạn lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau với thao tác nhanh chóng. Đơn giảng hóa quy trình quản lý tài liệu và giao thức truy cập chỉ với một bảng điều khiển. Bạn có thể toàn quyền sở hữu cũng như sử dụng các loại tên miền…

3.Parked domain là gì?

Parked domain hay còn gọi là tên miền chưa sử dụng, khi bạn  mua tên miền trên internet, nhưng không có bất kì liên kết nào với dịch vụ lưu trữ web hay email. Bạn có thể sử dụng nó với mục đích tương lai, thường thì sử dụng kết hợp với trang web chính.

Ban đầu khi mua tên miền bạn thường sử dụng tên miền chính, nhưng sau này bạn muốn trang web chính của bạn được nhiều người biết hơn? Vậy nên bạn xây dựng nên một trang web khác để khi người dùng nhấp vào nó thì nó điều hướng đưa đến trang web chính của bạn.

Vd: bạn có trang web chính như sau: Chinh.com

Bạn có thêm một trang web khác mang tên miền parked domain: DanDenTrangChinh.com

Khi bạn nhấn vào “DanDenTrangChinh.com ”nó trực tiếp đưa bạn đến trang web Chinh.com.

Còn tại sao nó làm được vậy?

Tóm lại, Nhờ vào cách thức hoạt động song song với tên miền chính bằng cách thông qua  một bản điều khiển control panel.  Nó có thể tạo ra vô số web có cùng dữ liệu, cùng nội dung như tên miền chính.

Parked Domain là gì?
Parked Domain là gì?

ùng để làm gì?

Có thể có một số nguyên nhân bạn cần sử dụng nó cụ thể như sau:

Bạn muốn mua tên miền với mục đích dùng cho tương lai sau này. Khi bạn đã hoàn tất trang web chính, bạn sẵn sàng để lưu trữ, cần sự kết nối nhanh chóng thì hãy bắt đầu tạo cho mình một trang web mới.

Bạn sẽ tạo được hằng hà sa số website cũng không phải sợ mất đi thêm một khoản chi phí nào với parked domain.

Có thể tăng thêm thu nhập thông qua dịch vụ cho thuê tên miền. Bạn được thuê từ các nhà đăng kí tên miền, các nhà quảng cáo. Khi có khách truy cập vào trang của bạn hiển thị những liên kết đã được chuyển hướng từ nơi chứa các danh sách quảng cáo, lượng truy cập càng nhiều số tiền bạn kiếm càng lớn.

So sánh subdomain, addon domain và parked domain.

Giống nhau: tất cả điều được dùng với mục đích chung là tiết kiệm chi phí, bởi vì bạn có thể tạo ra vô số trang web nhưng bạn không cần phải tốn thêm khoản chi phí nào ngoại phí trừ đăng kí tên miền chính vào lần đầu tiên. Ngoài ra bạn có toàn quyền sở hữu chúng bất kể chúng thuộc loại tên miền nào.(*)

Phân biệt Subdomain, Addon Domain và Parked Domain.
Phân biệt Subdomain, Addon Domain và Parked Domain.

Khác nhau:

Subdomain :  thuộc loại tên miền phụ, nó bị phụ thuộc vào tên miền chính, nghĩa là một tiên miền chính có thể hoạt động được mà không cần có tên miền phụ, còn ngược lại tên miền phụ không thể hoạt động nếu không có tên miền chính. Tuy nhiên với web dùng tên miền phụ có thể hoạt động và chứa các thông tin riêng biệt. Khách khuy cập sẽ không biết nó thuộc tên miền phụ.

Vd: bạn có trang web: “Chinh.com” và “Phu.com”. hai trang web một chính một phụ, tồn tại tách rời nhưng lại có mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau.

Addon domain, tên miền được dùng khi bạn muốn có nhiều trang web khác nhau với những tên miền khác nhau. Nó có một thư mục lưu trữ riêng biệt, do đó chứa được rất nhiều trang nhiều web trên tài khoản bạn.

Vd: bạn có hai trang web: “Chinh.com” và “BoSung.com”. Hai trang web dùng với hai mục đích khác nhau, phân cách, khác biệt nhau.

Tên miền parked domain được xem như tên miền ẩn danh với cho trang web chính của bạn. với tên miền này cho phép website chính bạn có thể truy cập qua nhiều tên miền khác. Bằng cách chuyển hướng đến một trang web hoàn toàn khác nhưng vẫn trên chính nó.

VD: bạn có 2 trang web: “Chinh.com” và “SongSong.com”. Khi bạn truy cập vào SongSong.com bạn sẽ bị điều hướng đến trang “Chinh.com” bạn sẽ thấy nội dung của website Chính. Tuy hai tên miền khác nhau nhưng cùng nội dung với nhau, bởi nó hoạt động song song nhau.

Phân biệt addon domain với parked domain.

Giống nhau: Ngoài những điểm giống nhau chung về mục đích sử dụng (*), còn có thêm cả hai đều được hỗ trợ của bản điều khiển cPanel, cùng dùng chung tài nguyên lưu trữ trên cùng một host.

Khác nhau:

Addon domain, một loại tên miền bổ sung, có thư mục riêng chứa các website riêng biệt nên nó có nội dung hoàn toàn không liên quan đến trang web chính.

Parked domain_Một loại tên miền hoạt động song song với trên miền chính. Nó không có thư mục riêng, nó tồn tại dưới sự chuyển hướng đến trang web khác, đó đó nó có nội dung giống hệt trang web chính.

Tuyệt vời. chúng ta đã tìm hiểu gần như hầu hết các nội dung liên quan đến domain rồi đúng không? Giờ đây các bạn đã hiểu các loại tên miền subdomain, addon domain, parked domain là gì rồi chứ? Cũng như về sự khác biệt nhau cơ bản, cách dùng, công dụng của chúng. Vì vậy tôi hy vọng các bạn có thể sử dụng nó một cách phù hợp với mục đích của các bạn.

Chào tạm biệt các bạn. hẹn gặp lại các bạn vào bài viết khác.