Mona Guide – Thư viện kiến thức

Bandwidth là gì? Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?

Băng thông

Bạn có gặp phải tình trạng vào một trang web phải chờ đợi vì nó tải chậm, gây nên những khó chịu cho bạn với vai trò là khách truy cập. Và cũng vì một nguyên nhân đó mà dẫn đến tình trạng ngán ngẩm khi mua hàng của khách, họ có thể bỏ chạy khỏi bạn để sang website thương mại điện tử khác để mua hàng, điều này dẫn đến thiệt hại cho người bán khá lớn. Vậy thì làm như thế nào để khắc phục tình trạng chậm chạp đó? Một phần nguyên nhân của nó là gì? Thì hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Bandwidth là gì? Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?. Được rồi ngay bây giờ nhé,…

Bandwidth là gì?

Bandwidth nghĩa tiếng việt gọi là Băng thông là lượng thông tin chạy qua một kết nối mạng trong một khoản thời gian biết trước. Nói cách khác chính là đại diện tốc độ truy cập mạng. Nó giống như bề rộng của một ống nước. Ống nước càng rộng, nước chảy càng nhiều tương tự như thế thì tốc độ càng cao khi băng thông càng lớn.

Băng thông là gì?

Đơn vị để đo băng thông cơ bản là bit/giây (bps). Ngày nay, đối với mạng gia đình thường dùng Triệu bit/giây (Mbps), còn đối với những công ty thường sử dụng băng thông lớn có tốc độ triệu bit/ giây hay thậm chí tỉ bit/giây (Gbps), triệu tỉ bit/giây (Tbps). Sử dụng thấp nhất là ngàn bit/giây (Kbps). Hãy tham khảo thông số dưới đây

Đối với website, băng thông để chỉ lượng truyền dữ liệu tối đa trong một khoảng đơn vị thời gian nhất định, thường là theo tháng.

Lưu ý, bạn không nên nhầm lẫn giữa băng thông và tốc độ truy cập internet. Để cho dễ hiểu thì ta có thể ví băng thông như độ rộng làn xe, số lượng xe chạy trên con đường. Nghĩa là thể hiện số lượng dữ liệu (data) có thể được download hoặc upload từ máy tính của bạn; Còn tốc độ internet có thể ví bởi các yếu tố ảnh hưởng như những quy định về tốc độ chạy xe, tình trạng lưu thông xe.  Hay tốc độ internet là độ nhanh chậm của dữ liệu được truyền tải. Thông thường vì hành vi người dùng đối với các ứng dụng hay dữ liệu thì tải xuống (download) nhiều hơn tải lên (upload)  nên các nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) cũng sẽ giới hạn băng thông download nhiều hơn upload.

Thông lượng là gì?

Thông lượng là băng thông thực tế đo được vào một thời điểm cụ thể. Thông lượng nhỏ hơn hoặc bằng băng thông.

Thông lượng bị ảnh hưởng từ một số yếu tố như thiết bị mạng, kiểu dữ liệu truyền, cấu trúc liên kết mạng (topo mạng), số lượng người dùng, máy tính của người dùng, máy tính phục vụ, các điều kiện khác như năng lượng…

Phân loại băng thông

Có ba loại băng thông: băng thông cam kết, băng thông được chia sẻ và băng thông riêng.

Thuộc loại băng thông mà bạn bị giới hạn khả năng sử dụng bởi con số bạn cam kết mua băng thông đó. Cụ thể khi bạn dùng hết lượng băng thông bạn mua ban đầu thì bạn sẽ không truy cập được nữa. Nếu muốn truy cập lại bạn phải mua thêm băng thông.

Giống như tên gọi, băng thông dùng được chia sẻ bởi nhiều máy chủ khác từ một gói băng thông. Tùy theo khả năng sử dụng của bạn để biết con số bạn cần được chia sẻ, nhưng thường thì nhỏ hơn 100 Mbps vì phải chia sẻ cho nhiều người. Do vậy nó chỉ thích hợp với những dịch vụ có dung lượng nhỏ.

Đây là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay vì không cần bị giới hạn về lượng chuyển giao, không cần phải chia sẽ như các băng thông trên, và tất nhiên nó đi kèm với đó là chi phí đắt hơn so với hai loại băng thông trên.

Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến website?

Như bạn biết, băng thông đại diện cho tốc độ truy cập dữ liệu, cho phép lượng thông tin chạy qua. Vậy nếu ta dùng hết băng thông điều gì sẽ xảy ra? Hiển nhiên là trang web bị ngưng hoạt động. Mà hậu quả của đều này thì khỏi phải bàn đến, bạn cũng biết mà…khả năng rời bỏ trang web của khách truy cập là khá cao vì tại sao họ phải mất thời gian chờ đợi trong khi có nhiều trang web khác cũng cung cấp nội dung dịch vụ tương tự.

Nếu website của bạn là một trang web kinh doanh thì chọn đúng lượng băng thông là vô cùng quan trọng. Chắc bạn không muốn mất khách hàng, giảm hiệu quả kinh doanh chỉ vì lý do băng thông của bạn bị hạn chế, mặc cho trang web của bạn xây dựng chất lượng cao như nào đúng không? Chọn đúng băng thông có thể làm tăng hiệu suất công việc của bạn.

Băng thông càng lớn cho phép dữ liệu qua nó càng nhiều (bao gồm cả việc tải lên và download). Điều này giúp tăng khả năng sử lý dịch vụ, hoàn thành nhanh các tác vụ, thỏa mãn được lượng lớn khách truy cập vào trang web.

Giới hạn băng thông là gì?

Giới hạn băng thông là một chức năng hạn chế người truy cập trên internet để đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định.

Giới hạn băng thông là gì?

Tại sao phải giới hạn băng thông? Bởi vì với ít người truy cập bạn dễ kiểm tra phát hiện vấn đề lỗi hơn. Nếu có quá nhiều lượng truy cập thì dẫn đến tình trạng tắc nghẽn băng thông dẫn đến một vài hậu quả như đụng IP, lag mạng, vào mạng chậm hay thậm chí không truy cập vào website được.

Cuối cùng mục đích chính của chức năng này nhằm đảm bảo các thiết  bị truy cập mạng với tốc độ ổn định như nhau.

Cách ước tính băng thông của web hosting

Ước tính số băng thông giúp bạn lựa chọn dung lượng phù hợp cho website

Công thức:

Web Hosting Băng thông = KTTTB × SKTCTBHT× TBSLTCTTMKTC

Trong đó

KTTTB: Kích thước trang trung bình

SKTCTBHT : Số khách truy cập trung bình hàng tháng

TBSLTCTTMKTC: Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập

Kích thước trang trung bình được tính như sau:

KTTTB = (kích thước trang chủ + tổng kích thước các trang khác)/ tổng số trang

Ví dụ: một trang web có kích thước trang chủ bằng 2.5MB, tổng số kích thước của 14 bài viết trên web bằng 50MB. Tính KTTTB

Giải:

Vì có 1 trang chủ và 14 bài viết nên tổng số trang bằng (1+14=15)

KTTTB = ( 2.5 + 50) / 15 = 3.34 MB

Do đó, kích thước trang trung bình (ước tính) cho blog đó là 3.34MB.

Dựa vào công thức tính trên bạn có thể tính được số băng thông thích hợp cho trang web của bạn hoạt động giúp tránh tình trạng thiếu hụt băng thông ảnh hưởng đến các hoạt động khác cũng như thừa băng thông làm tốt kém chi phí của bạn. Nếu website của bạn mới hoạt động thì con số trên do bạn tự ước tính, dự đoán sau khi đưa vào hoạt động thì có thể điều chỉnh sau cho phù hợp.

Một số yếu tố liên quan đến băng thông.

a)     Độ trễ băng thông

Độ trễ băng thông nói đến lượng thời gian mà trong quá trình xử lý dữ liệu bị phát sinh vấn đề dẫn đến sự chậm trễ. Độ trễ có thể làm chậm thời gian tải của bạn mặc dù tốc độ tải có cao đi chăng nữa.  Độ trễ băng thông tỉ lệ nghịch với băng thông nghĩa là độ trễ càng nhỏ, tốc độ mạng càng nhanh và ngược lại.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến băng thông như vị trí địa lý nên để rút ngắn khoảng cách giữa dữ liệu và khách truy cập thì hãy chọn máy chủ cục bộ. Ngoài ra, bạn nên xem cáp quang có bị đứt hay không, do máy chủ, người dùng quá tải, thiết bị modem bị lỗi, virus máy tính hoặc do bên cung cấp mạng,…

b)     Các loại nội dung.

Đối với những loại nội dung thông thường bạn có thể dùng một lượng băng thông nhỏ, tuy nhiên đối với nội dung cần bổ sung thêm thêm nhiều hình ảnh, video nhúng, âm thanh nhúng thì bạn phải cần đến một lượng băng thông lớn nếu bạn không muốn thời gian kết nối của người dùng về vấn đề tải trang web bị chậm đi. Bên cạnh đó với những website cung cấp các dịch vụ trực tuyến, những trang tải các nội dung phân giải độ cao, cung cấp các ứng dụng tải xuống với dữ liệu lớn.

c)     Liên kết với bên ngoài trang

Không chỉ nội dung của riêng bạn, mà cả nội dung liên kết bên ngoài bạn đã đưa vào trang web của bạn cũng làm chậm thời gian tải . Ví dụ: quảng cáo đến từ một máy chủ khác có thể làm chậm thời gian tải trang của bạn.

Bao gồm các  gói mở rộng, chẳng hạn như plugin xã hội Facebook, tiện ích nguồn cấp dữ liệu Twitter hoặc công cụ chia sẻ,… Mặc dù một số nội dung bên ngoài là cần thiết, việc cắt giảm số lượng nội dung xuất hiện trên một trang có thể tăng thời gian tải tổng thể.

d)     Bóp bandwidth

Là hiện tượng băng thông bị điều tiết làm cho tốc độ bị giảm thấp đi so với tốc độ tối đa. Nó được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ ISP hoặc các nhân viên quản trị mạng.

Bóp băng thông có khả năng xảy ra trên các thiết bị, các trang web, cách dịch vụ đang sử dụng.

Vì sao băng thông bị bóp? Để trả lời cho câu hỏi này hãy tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:

–         Thường băng thông bị bóp khi xảy ra các vấn đề về kỹ thuật của các trung tâm dữ liệu, ví dụ như hệ thống bị quá tải vào giờ cao điểm, bị đứt cáp quang, mạng lưới cáp bị hỏng,…

–         Có một sổ nhà cung cấp dịch vụ cũng thực hiện nó với mục đích không rõ ràng để tăng việc hưởng lợi cho họ chẳng hạn như người dùng thấy mạng của họ bị chậm đi, các kết nối, tải dữ liệu bị chậm lại,… buộc người dùng phải trả thêm tiền để nâng cấp dịch vụ, mở rộng băng thông;

–         Hoặc các nhà mạng bóp băng thông vào các thời cao điểm, lúc truyền tải dữ liệu lớn. Mục đích chính là làm giảm chi phí.

–         Một số hệ thống doanh nghiệp cũng thực hiện việc bóp băng thông. Nhân viên trong công ty chỉ được phép dùng một lượng băng thông nhất định. Bóp băng thông do nhân viên quản trị mạng thực hiện.

–         Ngoài ra, bóp băng thông ở trường hợp đến tư nhà cung cấp dịch vụ cuối cùng đối với việc tải dữ liệu lớn nhằm giảm chi phí; hay các dịch vụ game online trực tuyến nhằm mục đích làm cho máy chơi game khỏi bị đơ, quá tải.

Làm sao để biết băng thông của bạn có bị bóp hay không? Bạn có thể dùng tool Glasnost để kiểm tra. Hoặc bạn nhận thấy rằng cứ cuối tháng mạng của bạn bị yếu đi thì lúc đó băng thông bị bóp bởi ISP. Nếu ở công ty bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên quản trị mạng.

Có cách nào để phòng tránh hiện tượng bóp băng thông không?  Bạn có thể chuyển sang dùng mạng riêng ảo VPN vì nó có chức năng ẩn danh, mã hóa nên khó phát hiện được bạn truy cập từ đâu nên các ISP không thể áp dụng việc bóp băng thông với bạn. Đối với mạng cục bộ thì khó để phòng tránh, đặc biệt đối với dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ cuối cùng hay dịch vụ game online thì càng khó hơn.

Một vài thông số kỹ thuật bạn nên biết về băng thông.

Trước khi mua băng thông bạn nên tìm hiểu về các thông số kỹ thuật có liên quan đến nó, chẳng hạn như:

Disk Space: dung lượng

Addon domain: là tên miền bổ sung. Nó hoạt động nhu tên miền chính, sử dụng cùng lúc với tên miền chính mà không phải sợ tốn thêm chi phí. Nó có khả năng hoạt động như một website riêng biệt khác.

FTP (File Transfer Protocol): một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật website của mình một cách dễ dàng.

MSSQL hoặc MySQL: số lượng cơ sở dữ liệu (database) của gói hosting, thông thường mỗi website sẽ chạy một database.

Hosting Controller hay Cpanel: phần mềm web đi kèm hỗ trợ khách hàng chủ động quản lý hosting. Phần mềm này cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain…

Cách chọn băng thông cho phù hợp

Như bạn biết đấy, nếu chọn băng thông không phù hợp mà cụ thể hơn giả sử bạn chọn băng thông gói thấp thì chi phí bạn trả cũng thấp, tuy vậy nó bị hạn chế và bạn truy cập không thỏa mái, tải âm thanh hay hình ảnh có dữ liệu lớn không được, đặc biệt khi bạn kinh doanh thì vấn đề bị giảm lượt truy cập hay thậm chí phải mất khách hàng thì không thể tránh khỏi. Ngược lại, Nếu bạn chọn băng thông lớn, các vấn đề trên được giải quyết kèm theo đó chi phí trả cho điều đó không nhỏ. Do đó, chọn băng thông phù hợp với lượng dùng vô cùng quan trọng. Vậy phải làm như thế nào? Câu trả lời ngay dưới đây thôi:

Trước tiên bạn nên căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, các thông số kỹ thuật, mã nguồn, lưu lượng truy cập,… cụ thể

+ Bạn nên chọn gói hosting có dung lượng lớn hơn so với dung lượng mà bạn muốn tải dữ liệu lên, vì ngoài công việc upload thì còn các công việc khác như chạy các ứng dụng cơ sở dữ liệu, gmail, các tệp tin tạm,…

+ Bạn nên ước tính băng thông dựa trên công thức mà mình cung cấp ở phần  6 trước khi lựa chọn gói băng thông nào.

+ Bạn nên tìm hiểu số lượng tên miền bổ sung (addon domain), số lượng cơ sở dữ liệu (database) của gói host đó. Có thể dùng nó trên một tài khoản không?

+ Tìm hiểu các thông số hosting có phù hợp với mã nguồn bạn đang sử dụng không.

Cách tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông

Khi bạn chạy web, tải  dữ liệu tốc độ chậm. Băng thông của bạn sắp hết dung lượng thì hãy tham khảo một vài cách dưới đây nha, sẽ giúp bạn tăng dung lượng băng thông lên đấy:

Kết luận

Băng thông khá quan trọng khi dùng website, nó quyết định đến nhiều vấn đề liên quan, đặc biệt là đại diện cho tốc độ từ đó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến một số hoạt động khác như hiệu quả kinh doanh, năng suất làm việc,..do đó bạn nên chọn băng thông phù hợp sao cho vừa không lãng phí lại vừa không thiếu hụt.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết bài đọc hôm nay, Với những kiến thức cơ sở như băng thông là gì?  Phân loại, những ảnh hưởng của nó đến website? Một số thông tin xây quanh nó như giới hạn băng thông, cách tính băng thông, độ trễ, các nội dung, liên kết ngoài có mối liên hệ với băng thông, bóp bandwidth, các thông số kỹ thuật cần biết? và cách ứng dụng để chọn băng thông phù hợp, cách tăng dung lượng.Với  những thông tin này mình kỳ vọng rằng nó có thể giúp ích cho mọi người. Hãy vận dụng nó một cách thật tốt nhé.